Giấc ngủ trưa quan trọng đối với tất cả mọi người nhất là người cao tuổi
Giấc ngủ trưa quan trọng đối với tất cả mọi người nhất là người cao tuổi

trần hiếu

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Chu kỳ ngủ – thức của con người được điều chỉnh bởi đồng hồ sinh học trong não, đồng hồ này luôn cân bằng thời gian ngủ và thức của cơ thể. Giấc ngủ ngon là một phần thiết yếu của một cuộc sống lành mạnh và giúp cải thiện chức năng thể chất và trạng thái tinh thần. Và giấc ngủ trưa đối với người cao tuổi cũng hết sức là cần thiết. Vậy thì một giấc ngủ trưa của người cao tuổi nên kéo dài bao lâu? Hãy cùng pross24h tìm hiều bài viết dưới đây nhé!

Sự thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Tất cả người lớn cần ngủ từ 6h đến 8h mỗi ngày. Khi già đi, việc có một giấc ngủ ngon sẽ khó khăn hơn. Điều đó không có nghĩa là người cao tuổi không cần đến 6 đến 8 tiếng để ngủ. Một trong những thách thức đối với sự lão hóa một cách khỏe mạnh là khắc phục giấc ngủ để đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi đủ để có sức khỏe tốt.

Sự thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Có thể nhận thấy một số đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi như:

  • Mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ: Đến giờ đi ngủ, lên giường nhưng cứ trằn trọc, mắt nhắm trong đầu luôn luôn xuất hiện các ý nghĩ lộn xộn, khó cắt đi hết, hết chuyện này sang chuyện khác.
  • Giấc ngủ không sâu: ngủ chập chờn, khi ngủ thường xuất hiện những giấc mơ, ác mộng sau đó giậc mình thức giấc.
  • Ngủ sớm và thức dậy vào sáng sớm.
  • Thức dậy ba hoặc bốn lần một đêm, hoặc tiểu đêm nhiều lần làm ảnh hưởng giấc ngủ.

Kết quả của nghiên cứu khoa học

Junxin Li, Trung tâm cứu giấc ngủ và sinh học thần kinh ngày đêm tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore. Họ đã báo cáo kết quả nghiên cứu về giấc ngủ trưa; đối với người cao tuổi trên tạp chí Journal of the American Geriatrics Society. Khi già đi, chức năng nhận thức sẽ giảm sút, chúng ta có thể gặp vấn đề về nhớ tên người khác. Họ quên mất chỗ để chìa khóa, hoặc gặp khó khăn khi học hỏi những thông tin mới.

Đối với một số người lớn tuổi, sự suy giảm chức năng nhận thức có thể nghiêm trọng hơn. Nó có khả năng dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc các dạng sa sút trí tuệ khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tích cực, cả về tinh thần và thể chất. Có thể giúp giữ cho trí óc minh mẫn khi về già – nhưng còn giấc ngủ trưa tốt thì sao?

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa với người cao tuổi

Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng ngủ trưa có thể cải thiện khả năng nhận thức cho người lớn tuổi, và giấc ngủ chợp mắt vào ban ngày có thể cải thiện trí nhớ gấp 5 lần. Theo National Sleep Foundation, ngủ trưa khoảng 20-30 phút là tốt nhất để tăng cường sự tỉnh táo và trí tuệ, mà không cản trở giấc ngủ ban đêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới gợi ý ngủ trưa khoảng 1 tiếng là lý tưởng trong việc cải thiện chức năng nhận thức ở những người già. Li và các đồng nghiệp đã đi đến những phát hiện này. Bằng cách thông qua phân tích dữ liệu của 2.974 người Trung Quốc từ 65 tuổi trở lên. Họ tham gia trong nghiên cứu dọc về sức khỏe và người nghỉ hưu Trung Quốc.

Khả năng nhận thức của những người cao tuổi

Tất cả các đối tượng đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra đánh giá sự chú ý, trí nhớ phân đoạn, và năng lực thị giác không gian, bao gồm các bài kiểm tra toán học, nhớ từ và vẽ hình. Các đối tượng cũng được hỏi xem họ ngủ bao lâu sau khi ăn trưa mỗi ngày trong tháng vừa qua. Họ được phân loại thành bốn nhóm dựa trên câu trả lời. Các nhóm bao gồm không ngủ trưa (0 phút), ngủ trưa ít (dưới 30 phút); ngủ trưa vừa phải (30-90 phút), và ngủ trưa nhiều (trên 90 phút).

Khả năng nhận thức của những người cao tuổi

Khoảng 57,7% các đối tượng báo cáo có ngủ chợp mắt sau bữa ăn trưa. Với giấc ngủ trưa trung bình kéo dài khoảng 1 tiếng. So với những người không ngủ trưa. Những người có giấc ngủ trưa vừa phải thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận thức.

Những người ngủ trưa vừa phải cũng có khả năng nhận thức tốt hơn; so với những người ngủ ít và những người ngủ nhiều. Tính trung bình, mức giảm năng lực tâm thần của những người không ngủ trưa; ngủ trưa ít và ngủ trưa nhiều lớn hơn so với những người ngủ trưa vừa phải khoảng 4-6 lần. Những người không ngủ trưa, ngủ trưa ít, hoặc ngủ trưa nhiều. Họ đều bị suy giảm chức năng nhận thức tương đương với tăng 5 tuổi.

Tuy nhiên, TS. Li và các đồng nghiệp tin rằng kết quả của họ cho thấy. Họ cần nghiên cứu sâu hơn: “Các kết quả ủng hộ giả thuyết rằng một giấc ngủ vừa phải sau bữa ăn trưa có liên quan với nhận thức chung tốt hơn. Người già không ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá 90 phút (ngủ nhiều ). Dễ có điểm số chức năng nhận thức thấp hơn so với những người ngủ trưa 30 – 90 phút (ngủ trưa vừa phải)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Những chú ý đối với nhưng cơn ho dai dẳng đến từ người cao tuổi

Ho là một vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, nhiều người chủ quan cho rằng do nằm quạt điện, điều hòa, đau họng hoặc mới ngủ dậy sớm … Ho khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy […]
Những chú ý đối với nhưng cơn ho dai dẳng đến từ người cao tuổi