Ba mẹ phải làm gì để phòng bệnh viêm tai giữa cho con?
Ba mẹ phải làm gì để phòng bệnh viêm tai giữa cho con?

huỳnh my

Viêm tai giữa là căn bệnh được cho là khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ em bị viêm tai giữa thường xuyên hơn người lớn. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó khắc phục. Điều đáng nói, bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính ảnh hưởng đến não bộ, suy giảm thính lực như hoại tử tế bào, tiểu đường, tạp khuẩn, nhiễm trùng và viêm tai giữa…

Tầm quan trọng của tai giữa

Tầm quan trọng của tai giữa

Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Loại bệnh này được các bậc cha mẹ cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Khi nhận biết thấy trẻ bị viêm tai giữa bằng những dấu hiệu như ngủ khóc thét, lắc tai liên tục, trẻ nhỏ hay lắc đầu, chậm nói, chảy nước tai, nghe giảm. Bố mẹ nên tiến hành điều trị bệnh cho con càng sớm càng tốt. Đầu tiên hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được khám nội soi và kê đơn thuốc kháng sinh hợp lý. Thêm nữa, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa và hút mũi, vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Các trường hợp như màng nhĩ xuất hiện mủ thì vấn đề vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày. Tuy nhiên vùng tai khá nhạy cảm nên bố mẹ nên tới các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ trực tiếp xử lý và hướng dẫn.

>> Xem nhiều thông tin tại pross24h.com nhé.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.

Bố mẹ thường chủ quan không điều trị dứt điểm viêm mũi; viêm họng; sổ mũi cho trẻ dẫn tới nhiễm trùng hô hấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn chức năng vòi nhĩ; giảm áp lực tai giữa; tạo dịch nhày; tiết dịch vùng mũi họng tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú trong mũi họng đi vào tai giữa. Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa bố mẹ thường không nhận biết được cho tới khi trẻ có các triệu chứng như sốt cao, đau tai.

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa

Có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa với các dấu hiệu đầu tiên như: trẻ bị sốt viêm họng; viêm a mi đan; viêm mũi trước đó vài ngày. Cho đến một tuần sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Bé sốt cao trở lại, trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên. Những dấu hiệu này là những dấu hiệu rất chung, giống với các bệnh khác.

Tiếp đến là dấu hiệu định khu. Em bé sẽ có biểu hiện đau ở tai. Trẻ lớn thì kêu đau tai, đầu hay nghiêng về bên đau. Thậm chí có trẻ còn khóc thét lên, nhất định đòi dứt tai ra. Với trẻ nhỏ, không biết kêu đau tai thì bé hay lấy tay quờ lên tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau. Đây là những dấu hiệu phải thật chịu khó quan sát bạn mới nhận ra. Bác sĩ không thể phát hiện ra điều này vì chỉ có người bế cháu mới phát hiện được.

Nặng hơn, bé có triệu chứng điển hình của viêm tai giữa khi soi tai (bác sĩ sẽ phát hiện) thấy màng nhĩ sung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đến một lúc nào đó, bạn thấy có dịch mủ chảy ra hoặc có dịch viêm chảy ra thì đích thị đó là viêm tai giữa, không còn nghi ngờ gì nữa. Soi họng thấy họng đỏ, viêm, a mi đan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng. Đến giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Bệnh sẽ chuyển thành viêm mạn tính và lây lan sang vùng khác lân cận.

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

  • Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
  • Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi. Nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước. Có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ. Nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Những kinh nghiệm phòng ngừa bị rôm sảy vào mùa hè nóng nực

Bị rôm sảy ở trẻ em là một trong những vấn đề thường gặp khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Mặc dù phát ban nhiệt là phổ biến, nhưng không phải tất cả các phát ban nhiệt đều giống nhau về nguyên nhân và triệu chứng. Hiểu […]
Những kinh nghiệm phòng ngừa bị rôm sảy vào mùa hè nóng nực