Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh trĩ và cách phòng ngừa

huỳnh my

Trĩ là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, với gần 40% dân số mắc bệnh theo thống kê của ngành y tế. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Đặc biệt, số lượng trẻ em mắc bệnh trĩ gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy không nguy hiểm lắm nhưng bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Bệnh trĩ xuất hiện ở trẻ em do thói quen xấu làm tăng áp lực lên hậu môn dẫn đến bệnh trĩ kèm theo các triệu chứng như đau ngứa hậu môn và chảy máu khi đi vệ sinh. Bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại tùy theo đặc điểm và vị trí của búi trĩ. Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị trĩ?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể nằm trong số những trường hợp sau:

  • Do bẩm sinh: đôi khi, trẻ sinh ra đã có trực tràng khá yếu, hệ tiêu hóa cũng yếu nên dễ gặp phải vấn đề liên quan đến trực tràng, hậu môn, điển hình là bệnh trĩ.
  • Do thói quen ăn uống: nhiều trẻ rất khó ăn, cũng không chịu ăn đầy đủ chất xơ nhau rau, trái cây. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh chỉ cho con ăn những thứ con thích, do đó chất dinh dưỡng không được cân bằng, gây táo bón kéo dài. Khi để lâu sẽ dẫn đến trĩ.
  • Do vấn đề vệ sinh: đôi khi, trẻ không biết cách giữ vệ sinh cá nhân cũng ảnh hưởng, góp phần sinh ra bệnh trĩ.
  • Thời gian đi đại tiện quá dài: Các bé còn nhỏ nên thường đi đại tiện vào bô, nếu để con ngồi bô thời gian quá dài sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn khiến các búi trĩ có nguy cơ được hình thành. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý đừng để bé ngồi bô đại tiện quá lâu nhé!
  • Do thường xuyên quấy khóc: Đây cũng là một lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị trĩ. Do khi trẻ quấy khóc làm tăng áp lực lên vùng bụng từ đó làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn làm phát triển bệnh trĩ.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ em

  • Đau rát vùng hậu môn.
  • Cảm giác ngứa và nóng hậu môn.
  • Bệnh trĩ khiến trẻ đau rát.
  • Phân có lẫn máu. Một số trường hợp trẻ không đi vệ sinh nhưng vẫn có xuất hiện máu ở hậu môn nên bố mẹ cần chú ý. Xuất hiện dịch nhày hậu môn, làm hậu môn có mùi hôi gây tình trạng nhớp nháp, khó chịu cho trẻ. Ngoài ra xuất hiện dịch nhày còn có thể khiến kích thích khu vực hậu môn, gây tình trạng ngứa ngáy hậu môn.
  • Sưng tấy vùng hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện.
  • Bệnh nặng: xuất hiện búi trĩ, thò ra ngoài hậu môn đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và dễ nhận biết hơn nếu trẻ bị trĩ ngoại. Cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám và điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Các bậc cha mẹ hãy để ý thời gian đi đại tiện của bé. Nếu thấy bé đi quá lâu, thường nhăn mặt, quấy khóc khi đại tiện thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa và nhất là trĩ. Mặt khác do khó đại tiện, đại tiện đau. Nên các bé càng tránh đi đại tiện và càng làm tăng cơ hội cho trĩ phát triển.

Cách điều trị hiệu quả nhất

  • Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh trĩ, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chuẩn đoán và cho thuốc kịp thời. Có 2 phương pháp chữa bệnh trĩ:
  • Bệnh trĩ nhẹ: bác sĩ có thể cho thuốc uống. Cùng với những thuốc bôi kết hợp để có kết quả tốt nhất.
  • Bệnh trĩ nặng: có thể bé phải tiến hành tiểu phẫu để búi trĩ được giải quyết hoàn toàn. Đồng thời cũng kèm theo thuốc uống để phòng bệnh trở lại.

Các cách phòng ngừa mà bố mẹ nên biết

Các cách phòng ngừa mà bố mẹ nên biết

Phòng ngừa ở đây không chỉ là ngừa bệnh trĩ. Mà còn là ngăn không cho bệnh trĩ tái phát nếu như trẻ đã từng mắc bệnh. Các lời khuyên sau đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn: cần phải thêm chất rau, chất xơ trong thực đơn của mình. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua để giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
  • Tăng cường cho trẻ ăn rau.
  • Cho trẻ uống một muỗng nhỏ mật ong vào buổi sáng. Đồng thời, xay rau diếp cá cho trẻ uống. Cả 2 thực phẩm này đều rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, nên đại tiện 1 lần/ 1 ngày. Thời gian đi cũng không nên quá lâu.
  • Tập thói quen đi đại tiển ở trẻ.
  • Giữ vệ sinh sạch vùng hậu môn. Nên pha nước muối ấm hoặc nấu nước cây kinh giới để xông hậu môn cho trẻ sẽ rất tốt.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các ông bố bà mẹ phòng ngừa bệnh trĩ cho các bé thật hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Các ông bố bà mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng?

Trẻ bị sốt và mọc răng nên các bé kén ăn cũng không phải quá lo lắng. Hãy làm theo các bước dưới đây để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một trong những thử thách đầu tiên của em bé là quá trình mọc răng. Đây là […]
Các ông bố bà mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng?