Thai kì 3 tháng giữa không nên ăn những thức ăn này

3 tháng giữa thai kì là thời điểm thai nhi phát triển tốt và cần nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên chú trọng thời gian này thai nhi cần gì và cơ thể cần gì để bổ sung đầy đủ chất cho cả mẹ và bé. 3 tháng giữa thai kì có thể các mẹ thường không để ý tới chế độ dinh dưỡng, nhưng khi mang thai thì giai đoạn nào cũng rất quan trọng. Chúng tôi đã liệt kê một số chất dinh dưỡng cũng như những món mà mẹ bầu nên tránh ăn trong 3 tháng giữa thai kì. Các mẹ bầu nên xem và áp dụng ngay để sức khỏe của mẹ và bé được tốt nhé!

Dinh dưỡng cho thai kì 3 tháng giữa rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng

Trải qua 3 tháng đầu với những thay đổi đáng kể của cơ thể. Mẹ bầu tạm biệt những triệu chứng như: nôn ói thường xuyên, ăn không ngon, ngủ không tốt. Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Em bé bắt đầu phát triển hệ xương cũng như các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và bộ não.

Thế nên, việc ăn uống trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém các giai đoạn khác. Hầu hết những thực phẩm không nên ăn ở 3 tháng đầu. Mẹ cũng không nên ăn thường xuyên ở các tháng tiếp theo. Bên cạnh đó cũng có 1 số loại đồ ăn mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn này.

Một số loại thức ăn mẹ bầu không nên ăn

Hạn chế gia vị có tính cay nóng

Chúng ta không thể nào kiểm soát được khẩu vị và sự thèm ăn của mình. Tuy nhiên việc ăn cay cần được tiết chế để tránh những ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Mẹ ăn cay nóng, thức ăn có nhiều tiêu, ớt và gia vị thường xuyên. Càng làm cơn ốm nghén, nôn ói trở nên trầm trọng do hoạt động kích thích tiêu hóa gây ra.

Các loại ớt cay nóng có chứa nhiều chất gây tê. Việc mẹ ăn ớt nhiều hoặc thêm ớt vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể khiến thai nhi chậm phát triển và làm tê liệt thần kinh. Ăn cay nhiều khi mang thai còn gây ra những hậu quả không tốt cho đôi mắt bé. Ảnh hưởng đến thị giác khi bé chào đời. Việc ăn cay khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ có thói quen ăn cay quá mức.

Ớt, hạt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương là những phụ gia có tính nóng. Ăn vào làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nó cũng khiến cơ thể mẹ bầu bài tiết kém hơn. Dễ dẫn đến các bệnh như: đau dạ dày, táo bón, trĩ..

Hạn chế ăn cay

Không ăn nhiều đồ ngọt

Các món ăn làm từ đường luôn khiến chúng ta không thể cưỡng lại được. Đặc biệt là đối với mẹ bầu. Việc thích ăn đồ ngọt khi mang thai là tình trạng thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nhiều đồ ngọt lại không hề tốt đối với cả mẹ lẫn con. Đường là nguyên liệu cần thiết cho cơ thể. Nhưng cũng sẽ là mối nguy hại tiềm tàng nếu cơ thể bạn có quá nhiều đường.

Khi cơ thể hấp thụ nhiều đồ ngọt lại làm hao tốn một lượng canxi. Canxi vốn rất quan trọng cho cả mẹ và con không những trong giai đoạn mang thai mà cả sau sinh vẫn cần bổ sung. Ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến mẹ cảm giác no. Ảnh hưởng đến việc ăn uống các dưỡng chất khác. Kết quả là cơ thể béo lên nhưng dinh dưỡng cho con lại bị thiếu.

Tránh thức ăn có mì chính và nhân sâm

Với phụ nữ mang thai, cần không ăn hoặc hạn chế ăn nhiều mì chính. Trong mì chính có nhiều sodium glutamate. Chất này kết hợp với kẽm trong cơ thể sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu. Ăn nhiều mì chính sẽ bị giảm lượng kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Đối với nhân sâm, phụ nữ mang thai thường âm huyết hư nhược. Việc sử dụng nhân sâm khiến cơ thể hao tổn âm khí. Làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, cao huyết áp, sưng phù. Ăn vào dễ bị động thai nên cần hạn chế.

Không dùng các chất kích thích và thức ăn chứa chất kích thích

Lưu ý rằng, bà bầu cần tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích. Các chất có chứa caffein như cafe, rượu bia, thuốc lá… Đồ uống có ga, đồ hộp (chứa nhiều chất phụ gia), đồ đông lạnh cũng nên hạn chế. Thay vào đó, hãy tự tay chế biến các món ăn tự nấu để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Thai kì 3 tháng cuối nên chú trọng những điều gì?

Không chỉ dinh dưỡng 3 tháng đầu quan trọng mà mẹ bầu cũng cần cực kì chú ý dinh dưỡng 3 tháng cuối. 3 tháng cuối mẹ bầu thường sẽ bị lên cân nhanh dẫn đế khó đi lại, sinh hoạt. Do đó mẹ bầu cần bổ sung đủ chất […]