Ô nhiễm tiếng ồn từ hát Karaoke xuyên màn đêm của hàng xóm
Ô nhiễm tiếng ồn từ hát Karaoke xuyên màn đêm của hàng xóm

phạm ánh

Ô nhiễm tiếng ồn có lẽ là từ ngữ không còn xa lạ với mọi người. Ô nhiễm tiếng ồn tạo ra những tác động khủng khiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Có nhiều loại ô nhiễm tiếng ồn, nhưng gần đây nhất có một loại tiếng ồn mới được mọi người nhắc nhiều đó là từ việc hát Karaoke. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh này, mọi người được ở nhà nhiểu nên việc hát Karaoke là việc thường xuyên diễn ra. Do đó việc nó gây khó chịu cho những người xung quanh cũng là điều mà khó tránh khỏi. Cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được những ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn với cuộc sống do hát Karaoke tạo ra nhé!

Tiếng ồn đến từ hát Karaoke của hàng xóm trong đợt giãn cách xã hội

Có lẽ chẳng ai tin được chuyện ô nhiễm tiếng ồn tạo ra những tác động khủng khiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống! Nếu sống giữa vô số dàn karaoke, các anh chị mới hiểu được cảm xúc của tôi. Giãn cách xã hội, công ty cho nghỉ làm việc online nhưng hàng xóm nhà tôi đâu thấy ai làm. Họ hát từ sáng tới tối, mở loa hết công suất, quay thẳng ra đường.

Tiếng ồn đến từ hát Karaoke của hàng xóm trong đợt giãn cách xã hội

Đáng sợ hơn, bên này thím Bảy ca tuyển tập những gì thê lương nhất. Đằng kia, gia đình chú Năm lại toàn chọn nhạc xập xình như “lên sàn”. Mấy nhà có con cháu mới 2, 3 tuổi nhưng vẫn mở hát rầm rập. Tôi gọi điện cho từng nhà để góp ý cũng chỉ được bữa một bữa hai. Khi “lịch sử lặp lại”, tôi ý kiến thì có người kêu: “Ông Bảy hát được, cớ gì tôi không ca?”. Nhà khác lại bảo: “Tôi hát trong nhà tôi chứ có đứng giữa đường, giữa chợ hát đâu mà anh than?…

Tôi không biết mình có thể chịu đựng cuộc sống này tới hết 15 ngày “cách ly” hay không? Ban ngày thì không thể tập trung hoàn thành công việc sếp giao. Tới khuya, vắng tiếng xe cộ, tiếng hát càng vang vọng. Tôi phải đeo tai mà vẫn nghe rõ mồn một! Tôi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hơn cả khi bị 5-7 cái deadline của sếp dí lên người!

Báo cho cơ quan chức băng để tìm giải pháp

Sau dăm bữa chịu đựng, tôi ý nhị nhắn tin cho anh công an khu vực. Để báo cáo tình hình và mong có hướng giải quyết. Nhưng quá bận rộn gác chốt rồi rất nhiều công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự khác. Anh công an chỉ nhắn tôi: “Ráng chịu chút, hết dịch anh sẽ đi nhắc nhở các nhà”.

Tra cứu thông tin trên mạng, tôi được biết. Theo quy định tại thông tư 39/2010/TT-BTNMT. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70dBA (từ 6h đến 21h).Và 55dBA (từ 21h đến 6h). Tôi đã thử tải một app đo tiếng ồn trên điện thoại. Và thấy tiếng ồn từ việc hát hò của mấy cô chú quanh nhà phải lên tới 80-90dBA tuỳ thời điểm.

Luật có ghi rõ ràng: Nếu hát karaoke phát ra tiếng ồn vượt mức cho phép. Có thể bị phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất lên đến 160 triệu đồng. Còn theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi “gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22h đến 6h sáng hôm sau. Sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

Báo cho cơ quan chức băng để tìm giải pháp

Vẫn biết Covid-19 căng thẳng khiến nhiều người mệt mỏi và phải tìm biện pháp để xả stress. Nếu các cô chú hát ngày 1-2 giờ, tôi cũng chẳng phản đối. Còn cứ bị “tra tấn” thâu đêm suốt sáng thế này, tôi e mình phát điên trước khi dịch tan!.

Ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến thính lực

Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp.

Bên cạnh đó, cơ quan Corti nằm trong ốc tai, nơi chứa các tế bào sợi lông (tế bào Corti) để tiếp nhận các tín hiệu về âm thanh. Hệ tế bào này bị tổn thương trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh, dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính lực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Những điều nên biết về phong thủy vợ chồng giúp mối quan hệ tốt hơn

Vợ chồng hay cãi vã, hay tranh chấp, kẻ thứ ba rạn nứt tình cảm… Điều này có thể do phong thủy. Có rất nhiều cách để hâm nóng tình yêu đôi lứa, và phong thủy cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp kích hoạt đào hoa, […]
Những điều nên biết về phong thủy vợ chồng giúp mối quan hệ tốt hơn