Cuộc hôn nhân 6 tháng, người phụ nữ đã có ý định ly hôn
Cuộc hôn nhân 6 tháng, người phụ nữ đã có ý định ly hôn

phạm ánh

Quyền tự chủ của phụ nữ là rất quan trọng. Nếu họ quyết định từ bỏ công việc của mình, nó giống như trao cuộc đời của họ cho một người khác. Không kiếm được tiền, họ dần mất đi quyền tự do của mình, cuộc hôn nhân của họ cũng dần bế tắc. Có nhiều người đã tâm sự với chúng tôi rất nhiều về vấn đề này, và hi hy vọng họ có thể tự lắng nghe và hiểu bản thân mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đưa ra quyết định dứt khoát về quyết định của mình. “Bố chồng là thợ mộc. Tôi còn phải vừa học vừa làm, không làm được việc nặng mà nói chuyện với chồng thì chồng chê tôi lười”, một người phụ nữ có ý định ly hôn tâm sự. Cùng chúng tôi chia sẻ thêm về câu chuyện của người phụ nữ này nhé!

Tâm sự của người phụ nữ có ý định ly hôn

Mới đây, một người vợ chia sẻ bài viết liên quan đến cuộc hôn nhân mới 6 tháng của mình. Theo cô, cứ mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của cô là nghĩ đến chuyện ly hôn với chồng.

“Mình mới lấy chồng được hơn 6 tháng. Mặc dù trước đấy cũng có chuẩn bị tâm lý trước khi đi lấy chồng. Nhưng mình vẫn bị sốc khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Mình trước làm nhân viên văn phòng, công việc cũng ổn định, lương cũng đủ chi tiêu, sinh hoạt và để ra được một khoản nho nhỏ mỗi tháng. Sau lấy chồng thì mình xin nghỉ việc, nghe chồng, ở nhà cùng chồng buôn bán”, cô kể.

hôn nhân không có sự chia sẻ sẽ vô cùng mệt mỏi

Theo đó, khi quyết định về theo chồng, cô do dự chuyện nghỉ việc. Song gia đình bên chồng thúc giục về để làm việc cho nhà nên cô tặc lưỡi đồng ý. Nghĩ bụng thay đổi môi trường, thử sức ở lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đây chính là bước ngoặt đổi luôn cuộc đời cô ngay từ ngày đầu làm dâu.

“Nhưng có bước chân vào mới thấy, đồng lòng ở đâu không thấy, chỉ thấy nản lòng, và vả mặt nhau chan chát thôi. Cưới nhau hơn 6 tháng, vợ chồng mình choảng nhau 3 lần. Còn cãi nhau, giận nhau thì vô số kể. Mình thì mới bước chân vào buôn bán, gì cũng không biết. Chồng thì chẳng thấy động viên đâu. Chỉ dẫn thì cả ngày cáu, cáu chán thì giận, giận chán thì không thèm hỏi han gì. Mình suốt ngày phải chạy theo làm hòa”, cô chán nản kể.

Những mâu thuẫn khó giải quyết trong cuộc sống hôn nhân

Hồi còn đi làm công sở, cô suốt ngày váy vóc, son môi đẹp đẽ. Lấy chồng xong làm người lao động tay chân. Quần lúc nào cũng xắn cao để chạy cho nhanh, tóc tai bù xù, chân tay, mặt mũi đen thui. Cô kể tiếp: “Ở nhà với bố mẹ đến cái bát cũng chẳng phải rửa, đi lấy chồng thì phải làm hết. Ừ thì lấy chồng phải làm. Bố mẹ chồng làm gia công thêm xưởng gỗ. Mình cũng phải học, phải làm. Làm việc nặng mình không làm được. Tâm sự với chồng thì chồng chê lười, không chịu cố gắng. Trách mình không biết giúp đỡ bố mẹ chồng. Mệt quá sút cân, thì chồng khen đúng ý em thế còn gì. Trước suốt ngày lo béo, giờ lo đâm đầu vào mà làm”.

Những mâu thuẫn khó giải quyết trong cuộc sống hôn nhân

Từ một người chân yếu tay mềm chỉ chạy việc công sở. Rõ ràng những điều trên khiến cô nàng suy sụp và khó có thể hòa nhập được. Thế nhưng những điều đó cũng không khủng hoảng bằng việc hai vợ chồng cô làm chung với bố mẹ chồng. Kinh tế bố mẹ nắm hết. Thậm chí họ mua gì, làm gì cũng ngửa tay ra xin. “Hôm trước bảo chồng rằng tóc em dài quá, chắc bữa nào đi cắt rồi làm lại. Chồng phán luôn cho câu: ‘Lấy chồng rồi mà em suốt ngày tóc tai quần áo’. Mà mình là đứa thuộc dạng không ăn diện đấy ạ. Năm mấy bộ quần áo, tóc thì quá lắm mới làm thôi.

Những bế tắc lại đến từ chính bố mẹ chồng

Mẹ chồng thì suốt ngày nói chồng mình lấy con gái đẹp làm gì. Suốt ngày ăn diện, không lo làm ăn. Bố chồng thì gia trưởng, suốt ngày soi mói, khinh thường con gái. Quan điểm của bố chồng mình con trai thì vợ đâu cũng lấy được. Còn con gái bỏ chồng thì chỉ có đi lấy ông già mà nương tựa”. Cuộc sống như thế khiến người vợ vô cùng bế tắc. Bố mẹ chồng buôn bán, có chê bai cũng chỉ nói kiểu vừa đấm vừa xoa khiến cô không phát cơn giận nổi. Cô đã tâm sự với chồng nhưng không giải quyết được gì. Chồng cô là con trai một, ra ở riêng thì không ổn.

Nhưng cô bàn việc tự chủ kinh tế thì chồng đều gạt đi vì anh nghe bố mẹ răm rắp. Sự mệt nhọc trong chính cuộc sống hằng ngày như thế. Khiến cô như đang chịu đựng chứ chẳng phải tận hưởng hôn nhân. “Mỗi ngày khi thức dậy, nghĩ đến ngày hôm qua và những thứ phải đối mặt ngày hôm nay là mình trầm cảm mất. Mình chỉ muốn bỏ chồng thôi, hôn nhân thật kinh khủng quá”, cô vợ tâm sự.

Đúng là đôi khi chẳng cần một xung đột nào quá lớn. Sự khó chịu âm ỉ của cuộc hôn nhân cũng khiến người ta nản lòng. Đây rõ ràng là bài học đối với những người phụ nữ trước hôn nhân. Trong mọi trường hợp, họ cần phải biết tự lập, tự tạo ra kinh tế và không phụ thuộc. Nếu bị bó buộc trong mọi hoàn cảnh thì kết cục như nàng dâu trong câu chuyện trên hoàn toàn dễ hiểu.

Hôn nhân bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài

Sự mất cân bằng sau khi ly hôn

Sẽ mất nhiều thời gian để bạn cân bằng lại cuộc sống. Từ các mối quan hệ đến công việc hay con cái, tài chính…hay chính sự giao tiếp với cha mẹ và người thân. Có một thực tế là có những người sau ly hôn, phải 10 năm sau họ mới trở về căn phòng thân yêu của bố mẹ mình, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Lý do là bởi, sau ly hôn, bạn thường đối diện với cảm giác có lỗi và trở thành gánh nặng cho cha mẹ khi nhìn thấy họ mất ăn, mất ngủ hay khóc lóc hay chửi mắng mình thậm tệ. Để vượt qua được cảm giác có lỗi với các bậc sinh thành, thực sự là rất khó khăn đối với những ai sau ly hôn.

Sau ly hôn, không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề như đưa đám. Nhưng lúc này, bạn hãy cố nghe và xin cha mẹ thứ lỗi, đừng cố tỏ thái độ bất cần hay cố tỏ ra mình đang rất ổn sẽ làm họ càng thêm lo lắng. Giai đoạn này cần người thân bên cạnh. Tình yêu vô điều kiện của cha mẹ sẽ giúp bạn vượt qua nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Triển lãm tranh nhìn lại 60 năm nhiều cảm xúc của thảm họa dioxin

Nỗi đau chất độc da cam với mỗi gia đình ở Việt Nam. Những nỗ lực khắc phục hậu quả chất độc da cam bằng nhiều cách. Vòng tay nhân ái chứa đựng  tình thương mà Việt Nam gửi ra thế giới. Những hành trình đi tìm công lý cho […]
Triển lãm tranh nhìn lại 60 năm nhiều cảm xúc của thảm họa dioxin