Bại não là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến trẻ em. Bệnh khiến trẻ không thể phát triển như người bình thường. Đôi khi, có những triệu chứng ban đầu của bệnh nhưng do nhiều bậc cha mẹ không chú ý nên khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy, việc phát hiện và phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ ngay từ đầu là điều cần thiết của các bậc cha mẹ. Bại não ở trẻ em đề cập đến một nhóm các rối loạn thần kinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ảnh hưởng vĩnh viễn đến chuyển động của cơ thể, phối hợp cơ và thăng bằng. Đây là căn bệnh được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng.
Nguyên nhân của bệnh là gì?
Các nguyên nhân khiến trẻ bị bại não khi vừa mới sinh chủ yếu bắt nguồn từ việc thiếu máu não khi sinh, ngạt thở, mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai hoặc các trường hợp bé bị sinh non, cân nặng thấp. Ngạt thở là việc trẻ bị thiếu oxy đến não. Nó có thể gây tổn thương não nghiêm trọng cho em bé trong khi sinh. Ngạt thở xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở do sơ suất y tế hoặc mẹ bị yếu sức, tử cung bị vỡ trong khi sinh hoặc dây rốn bị chèn ép gây hạn chế lưu lượng máu cho trẻ, khiến trẻ bị bại não.
Ngoài ra, hiện tượng trẻ bị xuất huyết não là chảy máu não bất thường do mạch máu bị vỡ; có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các trung tâm điều khiển vận động trong não. Khiến trẻ bị bại não khi sinh.
Có đến 10% số trẻ bị bại não là do những tác động gây tổn thương phần đầu trong những năm đầu đời. Đa số những trẻ bị va đập, tai nạn khi mới sinh rất dễ mắc bại não bởi đây là lúc não trẻ nhỏ yếu nhất, không thể phòng vệ bởi những tác động dù là nhỏ nhất. Nhiễm khuẩn não, viêm màng não, sốt bại liệt, chấn thương sọ não, các bệnh về máu là các nguyên nhân tác động trực tiếp khiến não trẻ bị tổn thương, mất một số chức năng điều khiển vận động và dẫn đến bại não.
Những biểu hiện của căn bệnh bại não
Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu như không thể phát hiện vì biểu hiện quá ít. Do đó, bạn nên đưa con đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh khả năng mắc bệnh. Đối với những trẻ lớn hơn, những biểu hiện và biến chứng của bệnh như sau:
- Không có khả năng tự di chuyển, chăm sóc cơ thể.
- Khiếm khuyết về các giác quan như: giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm,…
- Có thể bị động kinh và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
- Bắp thịt mềm nhũn, không đi đứng được ngay ngắn.
- Có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường.
Phương pháp chữa bệnh
Gồm những phương pháp:
- Có nhiều cách để chữa bệnh bại não. Tuy nhiên, đây là bệnh nặng và không được chữa bằng những cách thông thường. Cần phải có những trang thiết bị và các loại thuốc ở những cơ sở y tế.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: đây là liệu pháp cần sự kiên trì tuyệt đối của gia đình. Bình thường, sau khi luyện tập thì khoảng 20%, 60% phát triển được khả năng tự chăm sóc mình.
- Toxin Botulinum tuýp A có khả năng làm giảm đau, co thắt, loét và nhiễm trùng. Thuốc có hiệu quả ở trẻ em dưới 7 tuổi, kéo dài từ 3 – 4 tháng cho một lần chích. Nhưng nếu kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng khác, có thể kéo dài đến 8 tháng.
Biện pháp phòng ngừa
Bệnh có thể hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa sinh ra đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh:
- Do di truyền: đôi khi, những sắc tố từ mẹ hoặc bố có thể gây ra bệnh ở trẻ em. Do đó, kiểm tra những yếu tố của cha mẹ trước khi quyết định mang thai là điều nên làm.
- Do môi trường: trong quá trình mang thai, người mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc hại bên ngoài. Chẳng hạn tiêu biểu như: mùi khói thuốc lá, mùi khói xe với nồng độ cao, ăn những chất độc hại,… Hoặc trong quá trình trẻ lớn lên, một căn bệnh nào đó. Gây ảnh hưởng đến não của trẻ và não bị tổn thương.
- Do đó, việc phòng ngừa nên là trước khi mang thai. Cần phải thực hiện đầy đủ các loại tầm soát bệnh tiền hôn nhân để cho con được khỏe mạnh. Đồng thời, tránh xa môi trường ô nhiễm, hoặc những nơi có khói thuốc lá để giữ sức khỏe của mẹ.
Hy vọng những bài viết mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh bại não ở trẻ nhỏ.