Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều hết sức quan tọng trong thời kì mang thai. Cần sắp xếp để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo được những chất cần thiết được bổ sung vào những thời điểm chính xác cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ và ông bố cần phải tham khảo những chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong từng giai đoạn của thời kì mang thai. Có như vậy thì mẹ cũng khỏe mà bé cũng phát triển tốt. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng hợp lý mà chúng tớ đã tổng hợp cho các bố mẹ tham khảo.

Không ăn nhiều những thực phẩm giàu chất béo

Điều đầu tiên phải nhắc đến trong chế dộ dinh dưỡng cho bà bầu là hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo. Mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thịt chứa nhiều chất béo như thịt lợn, thịt vịt, thực phẩm chiên rán… thay vào đó là những loại thực phẩm ít chất béo hơn như thịt gà, tôm, trứng, cá, đậu phụ…

Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh

Việc giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo khiến mẹ bầu nhanh đói, hãy bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả vào thực đơn mỗi bữa ăn. Tuy nhiên mẹ bầu cần hạn chế các loại hoa quả có chứa nhiều đường như sầu riêng, vải, táo tàu, nho… để tránh mắc tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Thay vào đó, mẹ bầu hãy lựa chọn cho mình các loại trái cây chua với hàm lượng đường thấp đồng thời giàu vitamin và khoáng chất như ổi, kiwi, bưởi, cam quýt…

Do hàm lượng chất xơ cao nên rau xanh có tác dụng phòng ngừa táo bón khi mang thai rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các loai rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, xà lách xoong, cải bó xôi, hoa atisô… rất giàu chất chống oxy hóa, chứa các hợp chất thực vật có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

Hạn chế ăn tinh bột

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì mà thay vào đó là các loại hạt khô. Điều này sẽ giúp bà bầu hạn hạn chế được tình trạng tăng đường huyết. Bánh mì là thực phẩm có tác dụng cung cấp nhiều protein và chất béo cũng như glucid cần thiết cho cơ thể. Nhưng bánh mì lại không phải thực phẩm an toàn cho mẹ sau sinh vì bánh mì có chứa nhiều muối khiến mẹ có cảm giác khát nước và không tốt cho hệ tiêu hoá.

Không chỉ vậy, bánh mì còn chứa nhiều protein thô. Việc tiêu hóa những loại thực phẩm này tiêu tốn nhiều năng lượng có thể khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. Đặc biệt, bánh mì được làm từ lúa mì và trong lúa mì có chứa gluten có thể gây một vài vấn đề về sức khỏe như dị ứng, tiêu chảy ở những trẻ không dung nạp gluten.

Hạn chế ăn tinh bột

Mẹ bầu không nên ăn quá mặn

Nguyên nhân bà bầu thích ăn mặn có thể do xuất phát trước khi mang thai. Mẹ bầu đã có sở thích ăn mặn trong các bữa ăn hằng ngày. Thứ hai khi mang thai, do dự thay đổi của hormone, tình trạng ốm nghén. Hoặc thiếu nước khiến bà bầu thấy nhạt miệng. Điều làm tăng nhu cầu hấp thụ muối natri…

Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bà bầu thích ăn mặn hơn bình thường. Lượng muối natri khi bà bầu hấp thụ vào cơ thể nhiều. Có thể khiến bà bầu bị phù nề tay chân và các khớp tay, chân. Nếu bà bầu đang đối mặt với tình trạng này. Bệnh sẽ ngày càng nặng và các cơn đau nhức sẽ dữ dội hơn. Bà bầu ăn mặn không kiểm soát, lượng nước bị tích lại. Và các cơn phù nề tay chân trở nên nặng nề và đau nhức hơn.

Ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các bệnh cao huyết áp, sỏi thận. Và làm trầm trọng hơn hiện tượng phù nề ở mẹ bầu. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu không nên ăn vượt mức 6g muối/ngày.

Uống sữa đủ lượng và không uống nước ngọt có gas

Trong bảng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không nên có nước ngọt có gas. Bởi trong đó có chứa nhiều đường, chất tạo màu và hương liệu. Có tác động xấu đến việc duy trì ổn định đường huyết.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không cần uống quá nhiều sữa hay ăn nhiều chế phẩm từ sữa. Được biết, trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mẹ bầu cần khoảng 800mg canxi mỗi ngày, trong hai giai đoạn sau, tăng thêm khoảng 1100mg. Vì vậy, nếu ăn các thực phẩm giàu canxi thì mẹ bầu chỉ cần uống thêm một ly sữa mỗi ngày là đủ.

Tăng cân quá nhanh khiến cho cơ thể mẹ bầu không thể thích ứng kịp thời. Dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, thai to. Hoặc làm nghiêm trọng hơn các hiện tượng chuột rút, đau lưng, tê cứng chân tay,… Bên cạnh đó, mẹ bầu thừa cân hoặc thai to thì khả năng phải đẻ mổ là rất cao. Do đó phục hồi sau sinh sẽ rất vất vả và tốn nhiều thời gian.

Vì những tác hại có thể xảy ra bên trên, mẹ bầu không nên tăng quá nhiều cân. Mức cân tăng lên không quá 12kg là tốt nhất. Vậy làm thế nào để tăng cân an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và bé? Trên đây là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu. Đảm bảo thực hiện đúng sẽ rất tốt cho mẹ và vô cùng có lợi cho thai nhi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Top 9 loại canh ngọt mát mùa hè cho mẹ bầu

Những món canh là những món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mẹ bầu, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực. Việc ăn canh sẽ giúp cho mẹ bầu vừa có thể thanh nhiệt vừa giúp bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc […]