Trẻ bị nấc cụt, đôi khi kèm theo ọc sữa. Hiểu rõ nguyên nhân, bạn mới có thể đưa ra cách xử lý phù hợp khi bé bị nấc cụt. Triệu chứng này thường gặp bất cứ lúc nào và gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với người lớn, nấc cụt khá khó chịu. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt thì sao? Em bé có cảm thấy khó chịu không? Nếu nấc nhiều thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không và cách giải quyết vấn đề này như thế nào? Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị chứng nấc cụt ở trẻ em. Các mẹ có con nhỏ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay bị nấc cụt
Trẻ nhỏ trong 2 tháng đầu sau sinh thường bị nấc, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Thông thường, nấc kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra. Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…
>> Muốn xem thêm hãy nhấp vào đây nhé.
Một số cách giúp hạn chế trình trạng bị nấc
Cho bé ăn uống đúng cử, không cho bé ăn lúc đang quá đói hoặc quá no, đặc biệt khi bé bú bình không để bé bú quá nhanh sẽ làm giãn dạ dày nhiều hơn. Bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút sau khi ăn hãy cho trẻ ngồi hoặc nằm. Có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.
Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.
Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc. Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt. Các mẹ vẫn truyền tai nhau “mẹo” chữa trẻ bị nấc bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.
Mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc
Chứng nấc cụt căn bản không phải là bệnh và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cho nên, việc điều trị nấc không cần phải uống thuốc. Thay vào đó, mẹ có thể tham khảo một số mẹo hay, có hiệu quả cao dưới đây để giảm các cơn nấc cụt cho bé:
- Mẹ lấy nước sôi để nguội múc từng muỗng nhỏ cho bé uống hoặc có thể cho bé bú sữa nhưng phải đảm bảo cho bé uống từ từ, chậm rãi. Nếu không bé có thể bị sặc hoặc nghẹt thở. Với cách làm bịt lỗ tai, bạn dùng hai ngón tay để bịt lại trong 30 giây. Làm liên tục như vậy đến khi bé đã hết nấc thì dừng lại.
- Một phương pháp bạn cũng có thể thử là khép hai cánh mũi. Cách này cần thực hiện đồng thời khép cánh mũi với bịt miệng của bé trong vài giây. Liên tục như vậy trong 10-15 lần, trẻ sẽ dứt được cơn nấc cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể gãi lên môi hoặc mang tai để trị nấc cho bé.
- Để đánh lừa được hệ thần kinh thực quản và giảm nấc, vị ngọt của đường sẽ rất hữu hiệu. Nhưng cách làm này chỉ có thể dùng cho những bé đã được 2 tuổi trở lên. Còn những bé nhỏ hơn thì không nên áp dụng.
- Không chỉ có đường, mật ong cũng là một thực phẩm giúp bé nhanh hết cơn nấc. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và những bé dưới 1 tuổi thì không thể ăn mật ong vì dễ bị ngộ độc. Vì thế, chỉ những bé đã lớn mới có thể sử dụng mật ong trị nấc.