Sau khi cai sữa mẹ trẻ sẽ cần nguồn dinh dưỡng rất lớn để cung cấp cho qus trình phát triển toàn diện của cơ thể cũng như trí não. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này bắt đầu cần các chất dinh dưỡng bổ sung không có trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt và kẽm. Cố gắng đảm bảo rằng bạn đang cho con bạn ăn những loại thức ăn tốt nhất khi cai sữa cho chúng có thể là một thách thức, vì vậy để giúp bạn, chúng tôi đã tham khảo một số lưu ý để các bạn cùng tìm hiểu.
Giai đoạn sau khi cai sữa mẹ
Ở giai đoạn này trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nên cần khẩu phần ăn cân đối; thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ như thịt, cá, trứng, rau, trái cây, sữa, sữa chua. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ bú mẹ rất ít bị rối loạn tiêu hóa; bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất.
Thành phần chính của sữa mẹ là protein với tỷ lệ casein và whey hợp lý; nên rất dễ hấp thu mà các loại sữa khác không thể so sánh được. Bên cạnh đó còn có nhiều alpha- lactalbumin là loại đạm dễ tiêu hóa; dễ hấp thu, cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Sữa mẹ cũng giàu lactoferin, đặc biệt có nhiều trong sữa non; giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại; thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất.
Đa phần cha mẹ rất lo lắng khi con bắt đầu đến tuổi cai sữa mẹ; chuyển sang uống sữa công thức. Lúc này bé thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu lỏng, phân sống, táo bón. Trong khi đó, sức khỏe hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ mới hấp thu hiệu quả các dưỡng chất; giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Chế độ dinh dưỡng giành cho trẻ
Bác sĩ Nguyệt giải thích: Trẻ đến giai đoạn chuyển tiếp sau cai sữa mẹ rất dễ rối loạn tiêu hóa bởi nhiều nguyên nhân; đặc biệt là suy giảm các yếu tố bảo vệ có trong sữa mẹ. Vì vậy phụ huynh cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng giúp bé thích nghi và hạn chế rối loạn tiêu hóa:
– Đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho bé và người chăm sóc; nhất là rửa tay trước khi ăn hay cho trẻ ăn, khi chế biến đồ ăn; sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn phân cho bé.
– Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa; làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột; dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống.
– Chú ý khẩu phần ăn hàng ngày của bé phải cân đối, đa dạng thực phẩm; sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu chất xơ; giúp tăng cường miễn dịch như sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau, trái cây…
– Sử dụng sữa công thức có bổ sung các yếu tố bảo vệ hệ tiêu hóa; như lactoferrin, alpha lactalbumin, probiotic, prebiotic…
Các lưu ý khi chọn thực phẩm cho trẻ
Nên thận trọng khi dùng các loại trái cây có múi và mọng như dâu tây vì chúng có thể gây mẫn cảm ở một số trẻ. Thực phẩm thuộc nhóm này nên được đưa vào chế độ ăn của trẻ, dần dần, lý tưởng nhất là từng loại một để nếu trẻ không dung nạp chúng, thì có thể dễ dàng xác định được loại thực phẩm cụ thể gây ra chứng nhạy cảm.
Không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng trước 8 tháng. Có thể cho lòng đỏ trứng sớm hơn nhưng phải nấu chín kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Thức ăn có chứa các loại hạt có thể được giới thiệu khi bé được sáu tháng tuổi, nhưng bạn nên kiểm tra kỹ xem có phản ứng gì với thức ăn không. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt nguyên hạt vì nguy cơ bị nghẹn.
Chúng tôi hân hạnh mang đến kiến thức cho bạn đọc.