Trẻ em ở độ tuổi đi học được yêu cầu ăn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm để đảm bảo hấp thụ tối ưu tất cả các vitamin và khoáng chất. Đồng thời, trẻ có thể phải đối mặt với những thách thức mới liên quan đến việc lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uốn ở trường. Quyết định ăn gì được xác định một phần bởi những gì được cung cấp ở trường, ở nhà, ảnh hưởng từ bạn bè ở trường và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi đến trường.
Trẻ bị sụt cân khi bắt đầu đi học
Câu hỏi của phụ huynh học sinh:
“Con của em 30 tháng tuổi nặng 14,5 kg cao 93 cm; bắt đầu đi học hồi tháng 6, từ đó đến nay cứ bị bệnh suốt nên giảm cân liên tục. Từ hồi đi học tới giờ bé bị sụt cân liên tục; cô giáo nói cháu rất khó ăn. Đến nay cháu vẫn chưa tăng được cân nào. Nhìn con ốm còi lại hay bị táo bón, em rất lo nhưng không biết phải làm sao. Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống giúp bé tăng cân ổn định. Xin cám ơn.” (Thy).
Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ ở tuổi đi học
Bác sĩ trả lời:
“Chào bạn,
Bé nhà mình sụt cân có thể do khoảng thời gian đầu đi học; chưa quen môi trường và người chăm sóc mới; lại hay bị bệnh và khó ăn uống. Tuy nhiên, hiện giờ cân nặng và chiều cao của cháu vẫn đạt chuẩn trung bình theo lứa tuổi; nên bạn không nên quá lo lắng. Để giúp con tăng cân, mẹ nên chú ý lại chế độ ăn uống khi bé bị bệnh; đồng thời cho ăn tăng thêm một bữa ăn sau giai đoạn hồi phục. Cũng nên đưa cháu đi khám bác sĩ để điều trị các bệnh về tai mũi họng, sâu răng (nếu có); bên cạnh đó cần khám bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc khoa dinh dưỡng; nếu tình trạng ăn uống khó kéo dài.”
“Mỗi ngày, nên cho bé uống thêm 500 ml sữa có bổ sung lợi khuẩn và prebiotics, lactoferin, vitamin C, Zn, Se, alphalactabumin; giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ miễn dịch vững vàng. Để tăng cân bé phải ăn uống đầy đủ năng lượng và dưỡng chất theo nhu cầu độ tuổi được khuyến nghị. Nếu bé quá biếng ăn, ăn không đủ chất, mẹ có thể cho cháu dùng sữa dành cho trẻ biếng ăn; để bổ sung năng lượng kịp thời cho cơ thể, phòng tránh suy kiệt. Bé hay bị táo bón thường do ăn uống ít; ăn không đủ chất xơ, chế độ ăn không cân đối, uống không đủ nước. Do đó mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm. Chúc bé khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng và mau lên cân.”
Vai trò của cha mẹ
Cha mẹ là tấm gương cho con cái, do đó, bất kỳ thói quen ăn uống nào do cha mẹ hình thành đều có thể được phản ánh ở trẻ. Các mô hình ăn uống lành mạnh làm gương của người lớn có thể có ảnh hưởng tích cực đến mô hình ăn uống của trẻ khi cung cấp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ lành mạnh ở nhà. Cha mẹ nên cung cấp nhiều loại thực phẩm và thiết lập thời gian ăn và ăn nhẹ đều đặn.
Trẻ em vừa hoạt động thể chất vừa đang phát triển cần được tiếp nhiên liệu định kỳ trong ngày. Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ khác có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ lựa chọn đồ ăn nhẹ bổ dưỡng. Ăn vặt thường xuyên có thể khiến bạn chán ăn trong bữa ăn chính. Bữa ăn nhẹ lành mạnh nên có kích thước hoặc số lượng ít hơn so với bữa ăn thông thường và được dùng trước bữa ăn thông thường ít nhất 2 giờ.
Xem thêm tại Pross24h.