Loại rau dân dã này thường mọc hoang hoặc ở một số nơi ẩm ướt ở nông thôn, rất ít người biết đến những công dụng thần kỳ của nó. Cây sâm đất được trồng chủ yếu ở các vùng phía nam sông Dương Tử như Chiết Giang, Phúc Kiến, An Huy, Hà Nam… Cây chỉ thích mọc ở những nơi ẩm ướt, không chịu được lạnh, mọc hoang ở bờ ruộng, sườn đồi… Thường cây chỉ xấp xỉ cao khoảng 50 cm, mọc quanh năm và cả tháng, từ thân đến gốc đều có thể dùng được. Rễ thường được đào vào tháng 9 hàng năm, phần thân có thể hái về ăn bất cứ lúc nào.
Cây sâm đất là cây gì?
Cây sâm đất là loại cây thân thảo, mọc tỏa sát mặt đất, phân nhánh phía bên dưới. Phần rễ phát mạnh thành củ màu vàng nhạt. Lá hình trái xoan hoặc đôi khi hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Phần lá tạo thành các cuống rất ngắn.
Chiều dài của lá từ 5 đến 7cm, rộng từ 2 đến 4cm. Phần mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có màu xanh bóng. Hoa có màu tím, rất nhỏ mọc ở ngọn thân hoặc các nhánh.
Phần lá thì được thu hái quanh năm, có thể dùng dạng tươi chế biến các món ăn. Sau khi cây đã phát triển được 3 năm trở lên thì lúc này mới bắt đầu thu hoạch phần củ.
Phần củ sau khi được đào lên rửa sạch đất cát, cắt bỏ các phần rễ con, đem đi phơi hoặc sấy khô. Phần rễ lúc ban đầu có màu hồng nhưng sau khi chế biến đem đi phơi khô hoặc để quá lâu thì chuyển thành màu xám đen.
>>> Xem thêm nhiều bài thuốc khác tại bài thuốc dân gian
Có thể chữa được nhiều loại bệnh
Mặc dù cây sâm đất được xem như cây dại, nhưng nó lại có những công dụng tuyệt vời như nhân sâm, chẳng hạn như dưỡng khí huyết, bổ phổi, chữa bệnh tỳ vị hư nhược, mệt mỏi… Ngoài là món rau xanh bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nó còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng khí, bổ huyết.
Loại rau này thường được ăn theo kiểu xào hoặc luộc là chính; ăn thường xuyên rất có lợi cho cơ thể. Nó chứa rất nhiều protein, chất béo, canxi, vitamin…
Rễ cây sâm đất là dược liệu trong Đông y Trung Quốc
Bên cạnh đó, rễ của cây sâm đất là một loại dược liệu quý trong Đông y Trung Quốc. Sau khi phơi khô, thái mỏng, ngâm nước, nó sẽ có công dụng tương đương nhân sâm. Ở miền nam Trung Quốc, người ta phơi khô rễ và củ của cây sâm đất rồi mài thành bột, trộn với các món ăn hằng ngày, giúp chữa các bệnh về đường tiêu hóa, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, một số bệnh phụ khoa thường gặp. Vì vậy, phụ nữ ăn cây sâm đất cực kỳ tốt cho sức khỏe, lưu ý chỉ nên ăn với một lượng vừa phải.
Cây sâm đất được chia làm 3 loại, mỗi loại thì có những đặc điểm và các tên gọi khác nhau, điển hình như:
- Thổ nhân sâm: Đây là loại cây thuộc họ rau sam, tên gọi khác là sâm thảo; cao ly, đông dương sâm, giả nhân sâm,… có tên khoa học là talinum paniculatum.
- Mồng tơi: Có tên khoa học Talium fructicosum và cùng thuộc họ rau sam.
- Sâm nam: Loại này có tên khoa học Boerhavia diffusa L; còn được gọi với tên gọi khác như sâm quý bà, thuộc họ hoa phấn.
Trên đây là những chia sẻ về cây sâm đất mà ít ai biết được. Chúc các bạn thành công.