Trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc khi được khoảng 6 tháng tuổi. Khi trẻ được 7 hoặc 8 tháng tuổi, con bạn có thể ăn nhiều loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Những thực phẩm này bao gồm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, thịt hoặc các loại protein khác, trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và pho mát, v.v. Ban đầu, con bạn sẽ dễ dàng ăn những thức ăn được nghiền, xay nhuyễn hoặc xay nhuyễn và có kết cấu rất mịn. Có thể mất một khoảng thời gian để con bạn thích nghi với chế độ ăn dặm mới.
Trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi nào?
Nên tập cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi vì lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé; như thời kỳ đầu nên cần bổ sung thêm từ thực phẩm. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, nhiều phụ huynh thấy con chậm tăng cân; nên từ 4 tháng đã ép bé ăn dặm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Điều này hoàn toàn không nên vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu hóa các loại thức ăn “lạ”.
Thời điểm lý tưởng nhất cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Khi ấy, nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu tăng lên; đường tiêu hóa cũng đã hoàn thiện để có thể dung nạp các loại thực phẩm phức tạp hơn sữa mẹ. Mặc dù vây, mẹ cũng cần để ý xem con đã sẵn sàng chưa; bởi thực tế tùy theo thể trạng cũng như nhu cầu dinh dưỡng mà mỗi bé có sự bắt đầu khác nhau.
Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm?
Để chắc chắn trẻ đã sẵn sàng ăn dặm; mẹ nên quan sát xem con có những biểu hiện như sau không:
- Bé tò mò và háo hức mỗi khi nhìn thấy người lớn ăn uống; mắt nhìn theo, với tay đòi, miệng nhóp nhép.
- Có thể ngồi vững trên ghế và tự giữ đầu thẳng.
- Trẻ đang mọc răng, có vẻ đói dù mới bú xong.
- Bé chậm tăng cân.
Chế độ ăn dặm của trẻ phải đảm bảo đủ các dưỡng chất gồm:
- Nhóm 1: Ngũ cốc như bột, cháo từ gạo, yến mạch, lúa mạch…
- Nhóm 2: Chất béo từ dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè…
- Nhóm 3: Đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa…
- Nhóm 4: Rau củ như khoai tây, cà rốt, bí đỏ, trái bơ, đu đủ, chuối…
Nguyên tắc ăn dặm
- Bắt đầu từ bột có vị ngọt, sau đó tới vị mặn. Từ ít tới nhiều. Từ loãng tới đặc.
- Bắt đầu bằng một thìa nhỏ (mỗi thìa là 5 ml) và tăng dần nếu thấy bé hào hứng.
- Số bữa ăn dặm: Mỗi ngày một bữa.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong thời điểm đầu.
- Thực phẩm nên nghiền nhuyễn.
Các loại thực phẩm khuyên dùng
Một số thực phẩm “lành” nên dùng trong lần đầu ăn dặm
- Bí đỏ: Có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng trong việc phát triển trí não. Loại quả này còn cung cấp hàm lượng beta carotene dồi dào; tốt cho sự phát triển thị giác của bé.
- Chuối: Không chỉ giàu dinh dưỡng chuối còn có khả năng giúp bảo vệ đường ruột; hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Hơn nữa trẻ rất thích vị ngọt tự nhiên của chuối.
- Bột ngũ cốc: Bên cạnh những loại ngũ cốc dành riêng cho bé ăn dặm được chế biến sẵn; có thể tự thực hiện những món bột cho bé từ gạo, đậu rang xay thành bột cũng có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
- Khoai lang, khoai tây: Khoai rất giàu bột đường, beta carotene, vitamin A, E, canxi và folate. Các dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Hơn nữa khoai có vị ngọt, mềm, mịn, dễ ăn rất thích hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Bơ mềm, mịn, béo, dễ ăn, được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm lý tưởng cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Trái cây này còn chứa chất béo và nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin A, B, C, kali, photpho, canxi… rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Không cho trẻ ăn những thức ăn không lành mạnh
Thực phẩm nên tránh
- Muối: Theo khuyến cáo, trong chế độ ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi; không nên nêm muối hoặc các gia vị có hàm lượng muối cao vào thức ăn dặm vì sẽ gây hại cho thận.
- Trứng chưa nấu chín: Trẻ nhỏ chỉ nên ăn trứng đã được chế biến chín kỹ.
- Trà, cà phê, nước uống có ga: Những loại thức uống này có chứa tannin hạn chế sự hấp thu chất sắt dễ gây thiếu máu. Cafein gây kích thích tim mạch và mất ngủ. Đường đơn trong các loại nước uống có ga không kèm vitamin; dễ tích tụ năng lượng rỗng không có lợi cho sức khỏe của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn các loại hạt chưa tách; còn nguyên vỏ dễ khiến bé bị nghẹn, sặc.
- Thịt đóng hộp: Dăm bông, thịt muối, xúc xích chứa rất nhiều muối và chất phụ gia; không thích hợp cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bị mắc thức ăn, nghẹn, ho và đang cố gắng ọe để đẩy thức ăn ra ngoài, điều này chứng tỏ bé có thể tự mình giải quyết được vấn đề, bố mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh quan sát trẻ. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ hay cho trẻ uống nước vì những hành động này có thể khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở, khó khăn cho việc lấy dị vật, nguy cơ bị hóc tăng cao.
Khi cho trẻ ăn thức ăn thô, cha mẹ có thể gặp hiện tượng trẻ bị hóc. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị hóc là bé sẽ thường sẽ im lặng không thể kêu, ho hay khóc, mặt tím tái vì lúc này đường thở đã bị dị vật lấp hoàn toàn. Nếu bạn đang ở cùng người khác nhờ người đó gọi xe cấp cứu lập tức, trong lúc đó bạn thực hiện các phương pháp sơ cứu ban đầu cho trẻ. Nếu bạn chỉ có một mình với bé ngay lập tức thực hiện sơ cứu trước và sau đó gọi xe cấp cứu.
Xem thêm tại Pross24h.