Sự keo kiệt của người chồng khiến cuộc sống gia đình nghẹt thở
Sự keo kiệt của người chồng khiến cuộc sống gia đình nghẹt thở

phạm ánh

Tôi vẫn cho rằng tính cách của một người phần lớn là do học hỏi. Vì vậy, nếu học cách keo kiệt, thì một số người chồng vẫn nên có cơ hội học cách bớt đi sự keo kiệt của mình. Đương nhiên có những người keo kiệt đã trở thành bệnh, nhưng người sống cùng với nhau như vợ con họ lại không dám nói gì, bệnh tình sẽ càng thêm trầm trọng. Nhiều phụ nữ nói rằng họ không thể chịu đựng được chồng và ngày càng muốn ly hôn. Họ rất ghét những người nhỏ nhen, nhưng họ không hiểu làm thế nào để họ có thể kết hôn với đúng người như thế này. Keo kiệt cũng là một phần lý do giúp đời sống gia đình không hòa thuận và hay bất đồng.

Ấn tượng không tốt từ ban đầu

Ngay từ hồi yêu nhau tôi đã có lần hơi khó chịu khi hai đứa đi chơi xa, tiện tạt qua một quán ăn địa phương khá nổi tiếng. Trong tâm lý của tôi lúc đó là chẳng mấy khi đến được chỗ này để mà ăn. Tôi muốn gọi ra ăn hết những món mà tôi thích, mỗi món mỗi đĩa cũng chỉ có bốn năm chục nghìn thôi không nhiều nhặn gì. Tôi gọi tầm 5 đĩa – 5 loại thức ăn khác nhau cho hai đứa. Anh cứ há hốc mồm hỏi “ăn hết không đấy?”. Tôi bảo 2 đứa ăn có gì mà không hết, nên cứ vô tư gọi.

Ấn tượng không tốt từ ban đầu

Trong khi tôi ăn ngon lành thì anh lại không ăn mấy, mồm còn liên tục nói “em gọi nhiều thế, ăn làm sao hết”. Xong mỗi lúc tôi bảo anh ăn đi thì anh lại lắc đầu không ăn. Ý là “no rồi, ăn sao hết”. Mình tôi ăn thì đương nhiên là không hết nổi ngần ấy. Cuối cùng tôi ăn cũng chẳng ngon miệng nổi khi mặt anh như cái bị rách bên cạnh.

Đến khi tôi lấy anh, tính tiết kiệm của anh càng bộc lộ rõ. Tuần anh chỉ đồng ý đi siêu thị mua thức ăn một lần cho cả tuần. Tính chi ly 2 lạng thịt một ngày cho gia đình 2 người lớn 2 trẻ em. Túi rau xanh chia đều cho 7 ngày không hơn không kém. Còn lại anh mua đậu phụ, tôm bé tí như con tép bảo tôi rang lên ăn đều cả tuần cho có canxi.

Sự keo kiệt đến mệt mỏi từ các ông chồng

Mùa Hè nóng chảy mỡ anh cũng không đồng ý cho tôi bật điều hòa ban ngày. Chỉ có ban đêm đi ngủ là được phép bật 7 tiếng từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Cả nhà nhét nhau trong một cái phòng ngủ (dù nhà có 2 phòng nhưng chỉ 1 phòng ngủ của vợ chồng tôi có điều hòa). Cứ 5 giờ sáng anh dậy đi tập thể dục là tắt điều hòa của mấy mẹ con. Mở toang cửa “đón không khí trong lành”. Mà thực sự là nhiều hôm ngốt không ngủ thêm nổi đành phải dậy.

Sự keo kiệt đến mệt mỏi từ các ông chồng

Tôi người lớn không nói làm gì, nhưng bọn trẻ cần ngủ để lớn. Trong khi bố chúng nó chỉ rình để tắt điều hòa. Buổi trưa nóng đến mấy cũng không được bật. Nực quá thì hắt nước lên tường. Đổ nước ra sàn rồi bật quạt, “anh toàn làm thế, mát lịm tim”, chồng tôi bảo vậy khi bị tôi phản đối.

Nhà tôi cũng có máy giặt nhưng hầu như không dùng. Chồng tôi chỉ đồng ý cho giặt đồ 4 ngày một lần, gom cho đủ mẻ thì giặt. Quần áo đi làm của anh ấy cả tuần treo trên tường. Có 3 cái áo với 2 cái quần, thay phiên nhau suốt. Mặc đủ 4 ngày thì gom vào giặt, nghĩa là có đồ của anh ấy sẽ phải mặc lại 2 lần. Tôi thấy còn ghê vì quần áo ra đường là dính bụi bặm xăng khói quyện với mồ hôi. Nhưng anh ấy thì khăng khăng bảo “vẫn còn thơm lắm mà”.

Sự chịu đựng có giới hạn

Anh ấy ở bẩn một mình anh ấy đã đành, nhưng tôi thì quần áo ngày nào cũng phải thay. Các con cũng phải thay vì tôi không muốn chúng mặc lại đồ bẩn trong ngày. Thế là tôi phải ngồi giặt tay.

Thật sự là khó hình dung giữa thời đại này rồi mà còn gia đình nào sống như kiểu gia đình tôi. Ngay cả cái tủ lạnh chồng tôi cũng từng đề xuất ý kiến là “hay thôi rút điện ra đi nhà mình cũng không có đồ ăn thừa cần để”. Khi đó tôi đã phải cố kiết phản đối, vì tôi cần tủ lạnh để đựng sữa các con uống mỗi ngày cho chúng còn cao lớn.

cách tốt nhất là người vợ nên độc lập về kinh tế

Tôi là người tính tình không phải hoang phí gì nhưng keo kiệt bủn xỉn thì cũng không. Tôi thích sống xởi lởi, biết thơm thảo với mọi người và không ngược đãi bản thân. Nên giờ tôi rất chán chồng, cảm giác như không cùng “hệ” với anh ấy nên rất khó nói chuyện. Sự tiết kiệm thái quá của anh cũng gây ra những ức chế nhất định cho tôi trong sinh hoạt gia đình. Tôi muốn thay đổi chồng nhưng chắc là không thể. Hay tôi bỏ phắt cho xong? Nhưng bỏ chồng vì lý do này có lẽ nhiều người sẽ không hiểu cho tôi. Lại bảo tôi dở chứng, có chồng biết thu vén cho gia đình còn không thấy quý. Thực sự là nhiều người nghĩ chồng tôi như vậy. Chỉ có tôi ở trong chăn mới biết chăn có rận mà thôi.

Cách chữa bệnh keo kiệt cho chồng

Chuyên gia tâm lý Hoàng Thị Kim Thanh (Khoa Văn hóa học, ĐH Văn hóa Hà Nội) đưa ra lời khuyên: “Tôi vẫn cho rằng tính cách của một con người phần lớn là do học hỏi mà có. Vì vậy nếu đã là học để trở nên keo kiệt thì anh ta vẫn nên có cơ hội học để bớt sự keo kiệt đi. Tất nhiên có một số người keo kiệt đã thành bệnh. Nhưng những người sống cùng như vợ con chẳng dám nói gì. Thì bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn”.

“Thực ra đã lấy phải ông chồng keo kiệt mà cố gắng thay đổi để có một ông chồng phóng khoáng thì quả thật là không thể. Chỉ làm sao để ông ta bớt tính keo kiệt đi đã là tốt lắm rồi. Sẽ không có một công thức nào để “trị” chung cho thói keo kiệt của các ông chồng mà phải hiểu họ cặn kẽ thì mới có thể hạn chế được. Nhưng theo tôi, cách tốt nhất là người vợ nên độc lập về kinh tế”. Bà Thanh nói thêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Ô nhiễm tiếng ồn từ hát Karaoke xuyên màn đêm của hàng xóm

Ô nhiễm tiếng ồn có lẽ là từ ngữ không còn xa lạ với mọi người. Ô nhiễm tiếng ồn tạo ra những tác động khủng khiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Có nhiều loại ô nhiễm tiếng […]
Ô nhiễm tiếng ồn từ hát Karaoke xuyên màn đêm của hàng xóm