Cách nhận biết và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người cao tuổi
Cách nhận biết và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người cao tuổi

trần hiếu

Trong y học từ xưa, thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý về xương khớp, biểu thị cột sống cổ bị thoái hóa do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, các dấu hiệu tổn thương ở đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và bao hoạt dịch xuất hiện, gây đau nhức các vùng nói trên, nhất là khi cử động cổ. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là những người cao tuổi. Biết được các triệu chứng và cách điều trị của bệnh sẽ giúp bạn điều trị kịp thời, hiệu quả hơn, tránh những biến chứng về sau. Hãy cùng pross24h tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Các biểu hiện của bệnh

Nhìn chung các biểu hiện thường thấy ở người bệnh mắc bệnh này thường có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ . Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu. Khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ. “Tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán. Đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu. Có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.

Các biểu hiện của bệnh

Hướng dẫn các cách điều trị bệnh

Trong một số ít những trường hợp có kèm theo mất cảm giác khéo léo của tay. Đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt. Thay đổi thời tiết đột ngột cùng với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm. Có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục. Không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người… Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc

Có rất nhiều bài thuốc Đông Y và Tây Y có thể hỗ trợ bạn chữa trị thoái hóa cột sống cổ. Bạn có thể áp dụng các loại thuốc như:

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau bao gồm các thuốc chính như paracetamol, efferalgan codein…. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên người ta chỉ dùng thuốc này trong một số trường hợp. Chứ không dùng thuốc thường xuyên dễ dẫn tới hiện tượng lờn thuốc.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Trong các trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Thì người ta sẽ chỉ định thuốc giảm đau chống viêm. Không steroid dùng toàn thân. Hoặc bôi tại chỗ giúp tiêm trực tiếp vào vùng bệnh. Tuy nhiên đối với nhóm thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe mà các bạn cần phòng tránh.

Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc

Thuốc dùng ngoài: Thường áp dụng các vị thuốc có độ thẩm thấu cao dùng ngâm rượu. Để xoa bóp tại vùng đốt sống cổ và cột sống lưng. Cho tác dụng điều trị bệnh ngay tại chỗ.

Thuốc dùng bên trong: Thường thầy thuốc sẽ áp dụng các bài thuốc có tác dụng giảm đau. Chống thoái hóa diễn ra, giúp lưu thông tuần hoàn máu trị khỏi bệnh hiệu quả.

Dùng vật lý trị liệu để chữa thoái hóa cột sống cổ

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là phương pháp sử dụng những bài tập giúp làm giãn cột sống. Củng cố cơ bắp ở gần phần cột sống với mục đích là tăng độ bền và sự linh hoạt cho cột sống. Kéo giãn cột sống giúp áp lực ở vùng cột sống bớt bị tác động. Nhờ việc làm tăng khoảng không cho những dây thần kinh gần cột sống. Việc điều trị bằng phương pháp vật lý cũng giúp bệnh nhân cải thiện được tư thế đứng, ngồi. Và kỹ năng tự làm giảm cơn đau cho bệnh nhân.

Những lưu ý

Ngoài những phương pháp bên trên bạn cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt vừa sức. Chú ý đến các tư thế đi – đứng hay ngồi để không mắc bệnh.

Còn để điều trị bệnh tốt hơn thì bạn cần đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín, chất lượng. Và nhất là đội ngũ nhân viên lành nghề, thân thiện. Sẵn sàng hướng dẫn tận tình để bạn có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

bạn cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt vừa sức

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp dân gian

Chữa bằng lá lốt: Người bệnh dùng khoảng 200g lá lốt rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng với 1-2 thìa muối. Đổ hỗn hợp vào một tấm vải mỏng. Chườm từ 15 đến 20 phút tại vị trí cột sống thoái hóa để giảm đau nhức.

Chữa bằng ngải cứu: Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Nên kết hợp ngải cứu, lá lốt và cỏ xước giúp người bệnh đẩy lùi được triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm hiệu quả. Thực hiện bài thuốc này, người bệnh chỉ cần cho thảo dược kể trên vào nồi, đun sôi và dùng uống 2 lần/ngày.

Chữa bằng xương rồng: Dùng xương rồng bẹ đập nát với muối. Sau đó bỏ lên hơ nóng và đắp vào vị trí cột sống thoái hóa sẽ có công dụng giảm đau tốt. Trong quá trình thực hiện, người bệnh lưu ý nhiệt độ. Không để quá nóng hoặc quá nguội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Chế độ dinh dưỡng hợp lí để trẻ phát triển ở tuổi đi học

Trẻ em ở độ tuổi đi học được yêu cầu ăn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm để đảm bảo hấp thụ tối ưu tất cả các vitamin và khoáng chất. Đồng thời, trẻ có thể phải đối mặt với những thách thức mới liên quan đến […]
Chế độ dinh dưỡng hợp lí để trẻ phát triển ở tuổi đi học