Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi và những biện pháp ngăn ngừa
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi và những biện pháp ngăn ngừa

trần hiếu

Khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa, người cao tuổi rất hay mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Trong số đó, bệnh viêm phổi là căn bệnh phổ biến nhất về đường hô hấp. Viêm phổi là bệnh viêm đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm, khói (ô nhiễm môi trường, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào), hít phải (thức ăn, nước ao hồ), khí độc (hơi dầu), lười vận động, nằm nhiều, vv trong một khoảng thời gian dài. Cùng pross24h cùng tìm hiểu kĩ về căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi nhé!

Các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi hết sức phức tạp, âm thầm. Bệnh thường khởi phát đột ngột không có biểu hiện gì cụ thể.

Các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

– Hệ thống miễn dịch kém: Các cụ già thường ăn ngủ kém hơn những lứa tuổi khác. Nên đa số thể lực rất yếu ớt dễ mắc bệnh viêm phổi.

– Tình trạng sức khỏe kém: Người già thường có sẵn trong người các bệnh lý nan y như tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh gan, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp hoặc nghiện rượu, nghiện thuốc lá,… Đó chính là nguy cơ cao bị viêm phổi.

– Nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người già nữa là do các vi khuẩn khu trú ở khoang miệng hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài theo đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới là phổi. Các loại vi khuẩn chủ đạo gây bệnh viêm phổi là phế cầu, Hmophilus influenza, tụ cầu vàng, Moraxella,…

Các triệu chứng thường gặp

– Khó chịu, sốt nhẹ từ 37,8 – 38,5 độ C mà ít khi sốt cao tới 39 độ C kể cả khi viêm phổi nặng.

– Lạnh, rét run khiến người già và người thân nhầm tưởng rằng do nhiệt độ cơ thể các cụ thay đổi thất thường.

– Ho nhẹ, ho từng tiếng hoặc ho ngắn, ít xuất hiện đờm hay không nhiều đờm.

– Thở nhanh hoặc khó thở, thở gắng sức, hít thở có tiếng ngay cả nằm nghỉ ngơi.

– Đau tức ngực như có vật gì đè nén.

Do bệnh có những triệu chứng âm thầm nên các cụ già và người thân thường bỏ qua. Nhưng chỉ sau 5 – 7 ngày khi bệnh biểu hiện rõ rệt nghĩ ngay tới viêm phổi thì đã quá muộn. Vì bệnh đã nặng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn, nhiều người còn bị trụy tim mạch, viêm thận, viêm phế quản phổi, áp xe phổi, hôn mê, u rê trong máu cao hoặc có thể chết nếu không phát hiện và điều trị sớm, nhanh chóng, đúng bệnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh

Sử dụng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh viêm phổi ở người già. Kháng sinh được sử dụng dựa trên nguyên tác là tùy theo vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh đồ. Các loại kháng sinh thường dùng là nhóm Penicillin, Macrolid, Aminoglycoside, Phenicol,… Mặt khác, các loại thuốc chống viêm, thuốc ho long đờm, giảm phế quản; thuốc trợ tim, các loại điện giải như dung dịch Nacl 9%, Lactat, Glucose 5%,… Cũng được áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi ở người già.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng chăm sóc người già bị viêm phổi cần chú ý tới cả lượng và chất. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ.

Ngăn ngừa bệnh viêm phổi đối với người cao tuổi

Ngăn ngừa bệnh viêm phổi đối với người cao tuổi

Khi sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu dần. Điều đó làm cho sự đề kháng tự nhiên ở người cao tuổi giảm đi. Viêm nhiễm đường hô hấp và bệnh cúm ở người già có xu hướng gia tăng, nhất là khi giao mùa hay có dịch cúm. Do vậy, tiêm vắc-xin ngừa cúm và phế cầu nên được thực hiện đều đặn hàng năm. Người chăm sóc cũng như các thành viên khác trong gia đình cũng được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin chống viêm phổi.

Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng giúp phòng tránh viêm phổi:

– Nơi ở phải thông thoáng, giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh.

– Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách khi tiếp xức người bệnh, tránh nơi tập trung đông người.

– Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh đường hô hấp trên sạch và thoáng. Rửa tay thường xuyên với xà phòng.

– Duy trì việc tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tùy điều kiện của từng người. Những người bị liệt cần được vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp; bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.

– Bỏ thói quen hút thuốc là, uống rượu bia.

– Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

– Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh thay cho các món ăn nhiều đạm, tinh bột, dầu mỡ…

Những thói quen tốt này sẽ giúp cho sức khỏe và hệ miễn dịch tăng lên. Vừa giúp ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời giúp kiểm soát được bệnh mãn tính kèm theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ ở người cao tuổi mà bạn nên biết

Đột quỵ là bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 66% ở những người trên 65 tuổi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh giá, người cao tuổi dễ bị tổn thương mạch máu não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não kém hơn […]
Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ ở người cao tuổi mà bạn nên biết