Táo bón ở trẻ em là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến, cũng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Vậy trẻ em bị táo bón phải làm sao? Hãy cùng tham khảo các biện pháp đơn giản và an toàn. Mỗi em bé đều có tình trạng đi tiêu riêng, nhưng nhìn chung, những trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, phân nhỏ và cứng hoặc phân nát thường thuộc chứng táo bón. Trẻ sơ sinh cũng được coi là hay bị táo bón nên phân quá cứng và sẽ cảm thấy căng và đau khi đại tiện. Táo bón rất phổ biến ở trẻ em, và nguyên nhân của nó thường không liên quan đến bệnh lý thực thể.
Cách nhận biết bệnh táo bón
- Táo bón là tình trạng rối loạn đại tiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Táo bón khiến phân cứng và khô hơn bình thường, do đó có thể gây đau rát, chảy máu và khó khăn khi đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận biết táo bón ở trẻ em thông qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ không đi tiêu liên tục trong vòng 3 ngày và tần suất đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần
- Phân có trạng thái khô, cứng, vón cục và thường có màu đậm hơn bình thường
- Trẻ đau rát hậu môn và có xu hướng quấy khóc khi đi đại tiện
- Trẻ thường “rặn” khi đi tiêu vì phân khó thoát ra bên ngoài
- Bụng của trẻ luôn trong trạng thái căng và đầy do phân không được đào thải hoàn toàn
- Một số trẻ có thể bị chảy máu khi đi tiêu
- Tăng cân chậm
- Hay xì hơi
- Suy dinh dưỡng
Nguyên nhân xảy ra bệnh táo bón
Nguyên nhân chức năng bao gồm chế độ ăn uống, thói quen đại tiện và sinh hoạt không khoa học:
- Thường xuyên nhịn đại tiện: Trẻ nhỏ thường hiếu động và ham chơi. Vì vậy khi cơ thể có nhu cầu, trẻ có thể nhịn đại tiện để tiếp tục hoạt động vui chơi. Tuy nhiên thói quen này khiến phân ở bên trong ruột già lâu hơn, dễ mất nước và chuyển sang trạng thái khô, cứng.
- Dùng sữa chứa nhiều protein: Trẻ sử dụng sữa chứa công thức giàu protein có thể bị táo bón do khó hấp thu.
- Thiếu nước: Trẻ nhỏ thường có thói quen uống nước khi cảm thấy khát. Tuy nhiên cơ thể cần nhiều nước để duy trì hoạt động của các cơ quan. Vì vậy khi trẻ không uống đủ nước, phân thường có xu hướng cứng và khô hơn bình thường.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ: Trẻ nhỏ có xu hướng không thích ăn rau xanh và các loại trái cây. Tuy nhiên chế độ nghèo chất xơ và vitamin là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón.
Biện pháp phòng ngừa
Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. Nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
Cung cấp nhiều chất xơ cho trẻ
Theo các chuyên gia tiêu hóa, trẻ có chế độ ăn đủ chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi ít gặp táo bón hơn. Vì vậy khi trẻ hay bị táo bón cần tăng rau xanh hơn hàng ngày như: rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê… Trẻ ăn sữa hộp (sữa công thức) dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ do sữa bò khó tiêu hóa hơn.
Cho trẻ vận động để rèn luyện sức khỏe
Trẻ ham vận động làm tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa. Vì vậy ít gặp táo bón hơn so với trẻ lười vận động. Với trẻ sơ sinh có thể tăng nhu động ruột bằng cách mát xa bụng. Cho trẻ nằm ngửa rồi cha mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp khoảng 10 – 15 phút.
Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh
Tại sao phải tập cho trẻ đại tiện đúng giờ? Vì sẽ giúp tạo phản xạ đi đại tiện tự nhiên cho trẻ, nếu thiếu phản xạ này cũng có thể gây táo bón. Tốt nhất nên cho trẻ đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều tối. Chú ý để trẻ tập trung đại tiện, không để trẻ phân tâm vào những thứ xung quanh, như xem tivi, nghịch đồ chơi…
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều
Trong thời kỳ bé bị táo, mẹ nên tránh một số loại thực phẩm như thịt mỡ, thịt đỏ và các loại thịt hộp, các sản phẩm từ sữa như kem, bánh bẹo, các loại thức ăn nhanh như bánh pizza, gà rán, bánh ngọt, các loại thức ăn được sản xuất từ bột mỳ, các loại giàu tinh bột như khoai tây, ngô và thức ăn nhiều đường và chất béo. Đặc biệt mẹ cần tránh cho bé khỏi chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mỳ). Vì đây là chế đô ăn cho bé bị tiêu chảy, có tác dụng làm rắn phân. Nếu cho bé ăn theo các loại thực phẩm này, tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên đây của pross24h.com vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hay về các biện pháp phòng bệnh táo bón ở trẻ em.