Bài thuốc hoa hòe chữa được nhiều loại bệnh
Bài thuốc hoa hòe chữa được nhiều loại bệnh

Hoa hòe có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch và phục hồi độ đàn hồi của các mạch máu bị tổn thương. Cây hòe là cây gỗ nhỏ, cao tới 7 m, cành hình trụ nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, lá chét mọc đối. Cụm hoa mọc thành chùm ở đỉnh cành, màu trắng hoặc vàng nhạt. Vỏ quả hình tràng hạt với các khía không đều giữa các hạt.

Cây hoa hòe được trồng ở nhiều nơi ở trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định … để lấy nguyên liệu xuất khẩu, chiết xuất thường quy và bào chế các vị thuốc trong y học cổ truyền. Chỉ khi hoa nở có 5-10% thì chúng ta mới có được nụ hoa, to bằng hạt gạo thông thường, Đó là lý do tại sao nó được gọi là hòe mễ.

Hoa hòe là gì?

Hoa hòe là một loại cây có hoa quen thuộc ở nước ta. Giống cây này rất dễ trồng đồng thời có giá trị kinh tế cao vậy nên được trồng phổ biến. Bên cạnh việc trồng để tạo bóng mát, trang trí làm đẹp không gian thì nụ hoa còn được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau như: làm trà hay vị thuốc chữa bệnh.

Cây hoa hòe thuộc nhóm thân gỗ, thân mọc thẳng, kích thước vừa phải. Cây hòe khi trưởng thành có thể đạt tới chiều cao 15m. Phần tán cây xòe rộng tạo nên bóng mát. Cây cũng có khả năng chịu hạn vô cùng tốt.

Hoa hòe là gì?

Trên thân cây chia thành nhiều nhánh to nhỏ khác nhau. Lá hoa hòe mọc thành hình lá kép lông chim. Mỗi cành sẽ gồm từ 9 đến 13 lá nhỏ. Lá nhỏ sẽ có hình thoi, nhọn ở đỉnh. Lá mọc đối xứng với nhau. Bề mặt của lá màu xanh đậm.

Cây bông hòe được chia thành 2 loại: hoa hòe nếp và hoa hòe tẻ. Đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất hai loại cây hòe chính là dựa vào hoa của chúng. Loại nếp sẽ có hình tròn và to.

Những chất dinh dưỡng có trong cây hòe

Trong hoa hòe chứa rutin. Ngoài ra, còn có quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose.

Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương. Tác dụng chống viêm. Làm giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim. Tác dụng cầm máu ( hòe hòe sao cháy). Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin), Chống kết tập tiểu cầu (rutin, quercetin); hạ cholesterol máu; cường tim và giãn động mạch vành; giải co thắt cơ trơn phế quản và ruột (quercetin).

Theo YHCT, cây hòe có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp. Dùng trị các chứng chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da, trĩ xuất huyết, cao huyết áp.

Liều lượng, ngày  4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.

Những loại bệnh mà hoa hòe có thể chữa

Những loại bệnh mà hoa hòe có thể chữa

Một số chứng bệnh thường dùng hoa hoè:

  • Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc  bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy,  mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang.
  • Trị đaị tiểu tiện ra máu, cây hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh  giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần.
  • Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều  ngày .
  • Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe ( sao đen), kim  ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

Trên đây là những bài thuốc dân gian mà trang chúng tôi muốn chia sẻ tới cho các bạn. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Củ dền là phương thuốc giúp cho phụ nữ giải độc và duy trì nhan sắc

Thiếu máu là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là đối với phụ nữ. Ít ai biết rằng, củ dền còn là thực phẩm “cứu tinh” cho những người bị thiếu máu bởi nó có giá trị dinh dưỡng rất cao. Củ dền được mệnh danh là […]
Củ dền là phương thuốc giúp cho phụ nữ giải độc và duy trì nhan sắc